TRÂU CỔ
* Trên khoa học: Ficus pumila L.
* Họ dâu tằm ( Moraceae).
* Tên khác: vẩy ốc, bị lệ, cơm lênh, cây xộp, mộc liên, sung thằn lằn, mác púp ( Tày).
* Bộ phận dùng: rễ, dây, lá, quả – Radix, Caulis, Folium et Fructus Fici Pumilae.
* Thành phần hóa học: trong vỏ quả ( đế của cụm hoa dạng Sung) có tới 13%, kh thủy phân cho glucose, fructose và arabinose. Trong thân và lá có một số chất như Mesoinositol, ß- Sitosterol, Taraxeryl acetate, ß – amyrin.
* Công dụng: quả được dùng trị lỵ, lâu ngày sinh lòi dom, kinh nguyệt không đều, ít sữa, tắc sữa, viêm tinh hoàn, phon thấp, ung thũng, cũng dùng cho người bệnh di tinh, liệt dương, đái ra dưỡng trấp. Dây, rễ dùng trị phong thấp tê mỏi, sang độc, ung nhọt và kinh nguyệt không đều. Lá được dùng trị viêm khớp xương, nhức mỏi chân tay, đòn ngã tổn thương, cũng dùng trị đinh sang lở ngứa. Dân gian còn dùng nhựa cây sộp bôi ghẻ lở, hắc lào.
Trâu cổ là cây ưa sáng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Về mùa đông cây gần như ngừng sinh trưởng nhưng lá vẫn xanh. Cây ra hoa quả nhiều vào mùa hè – thu. Khi quả chín rụng xuống đất, phần thịt thối rữa, hạt phát tán ra xung quanh. Tuy nhiên tất quả những cây trâu cổ phụ sinh trên thân cây gỗ là chim ăn quả chín, hạt theo phân chim dính vào vỏ cây giá thể. Trâu cổ có khả năng tái sinh dinh dưỡng khỏe.
Kỹ thuật trồng
1.Chọn đất
Đất nào cũng có thể trồng được trâu cổ.
2.Giống
Cây được nhân giống bằng các đoạn thân có rễ ở đốt.
3.Cách trồng
Trâu cổ thường được trồng cho leo lên các cây to, bờ tường, bờ rào; cây leo đến đâu, các đốt thân sẽ ra rễ đến đó và bám vào giá thể. Cành lá của trâu cổ không đều nhau, có cành lá nhỏ như vẩy ốc bám sát vào tường, có cành lá to và thường sẽ cho quả.
– Có thể trông đại trà trên diện rộng với khoảng cách hàng cách hàng 1m và cây cách cây 0,8 – 1m. Phải cắm cọc to hoặc làm giàn cho cây leo.
– Nên trồng trâu cổ vào đầu xuân để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Trồng xong, tưới nước ngay để đảm bảo đủ ẩm cho cây.
– Trâu cổ sống khỏe, sinh trưởng và phát triển nhanh, ít sâu bệnh, không cần chăm sóc nhiều.
4. Thu hoạch và sơ chế
cành lá có thể thu hái quanh năm. Cành lá sau khi thu hái về rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc băm ngắn 3 – 4 cm, rồi phơi hay sấy khô dùng dần.
Thu hái quả vào mùa thu, bổ dọc quả thành nhiều phần rồi phơi hoặc sấy khô, hoặc đồ chín rồi thái nhỏ rồi đem phơi, sấy khô.
+) Bài thuốc: chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa:
Quả sộp 40g, bồ công anh, lá mua, mỗi vị 15g. Ngoài dùng lá Bồ công anh giã nhỏ chế giấm, chưng nóng chườm, đắp. Lại dùng lá ngải cứu khô giã tơi cuấn giấy lại như điếu thuốc lá đốt, hơ chỗ ngực ngang 2 núm vú, hơ đến lúc thấy nóng rát thì thôi.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.