Giá sản phẩm này là giá bán lẻ với số lượng mua nhỏ hơn 100 cây
Nếu các bạn muốn mua số lượng lớn từ 1000 cây trở lên chúng tôi có giá tốt hơn rất nhiều.

Danh mục: Từ khóa:

2,000 

Thiên môn đông
Thiên môn đông

2,000 

Thông tin sản phẩm
THIÊN MÔN ĐÔNG

* Tên khoa học:   Asparagus cochinchinesis (Lour.) Merr.
* Họ:   Thiên môn (Asparagaceae)
* Tên khác:   dây tóc tiên, tóc tiên leo, mè nằm, mằn săm ( Tày), co sin sương ( Thái), sùa sú tùng ( H’Mông), dù mào siam ( Dao).
* Tên vị thuốc:  Thiên môn đông
* Bộ phần dùng làm thuốc:  Rễ khô (Radix Asparagi).
* Hoạt chất:  Có chứa axit amin Asparagin, chất nhầy, tinh bột, đường  sacaroza
* Công dụng:  Theo y học cổ truyền, Thiên môn đông có vị ngọt đắng, tính đại hàn vào hai kinh phế và thận. Có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt, hóa đờm. Dùng chữa phế ung hư lao,thổ huyết  ho ra  máu, tiêu khát, nhiệt bệnh tân dịch hao tổn, tiện bí.

Kiêng kỵ; Những người tỳ vị hư hàn, tiết tả không dùng được.

Thiên môn mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta , để lấy rễ. Nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bắc Thái, Nam Hà. Thiên môn đông có khả năng thích ứng rộng và có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất phù sa cho tới đất đồi núi, đất cát ven biển. Độ PH đất từ 5,0- 8,0. có thể trồng dưới tán có độ che phủ 20-50%.
Đất thịt pha cát, đất có độ mùn cao là những chất đất thích hợp nhất cho thiên môn đông. Các vùng đất nhiều cát nhiều nắng là  nơi thiên môn đông phát triển và cho năng suất cao. Là cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng gây thối củ cây sinh trưởng và phát triển kém. Vì thế đất trồng  thiên môn đông nên chọn đất cao và thoát nước.

                                       KỸ THUẬT TRỒNG

1.Chọn vùng trồng
Thiên môn đông  có khả năng thích ứng rộng và có thể trồng trên nhiều loại đất  khác nhau từ đất phù sa đến đất đồi núi, đất cát ven biển. Độ Ph đất từ 5,0-8,0. Có thể trồng dưới tán có độ che phủ 20-50%.
Đất thịt pha cát, đất có độ mùn cao là những chất đất thích hợp nhất cho thiên môn đông. Các vùng đất nhiều cát nhiều nắng là noi thiên môn đông phát triển và cho năng suất cao. Là cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng gây thối củ cây sinh trưởng phát triển kém. Vì thế đất trồng thiên môn đông nên chọn đất cao và thoát nước.

2. Giống và kỹ thuật làm giống
Thiên môn có thể được nhân giống từ hạt và tách hom thân. Cây giống từ hạt hoặc giâm hom đều được đưa vào vườn ươm hoặc vào bầu đất cho đến khi đủ tiêu chuẩn đem trồng cho tỷ lệ sống cao.

Kỹ thuật làm giống
– Nhân giống vô tính bằng mầm: Dùng dao cắt bỏ phần thân lá cách gốc 15-20cm, dùng dao nhọn tách ra thành khóm nhỏ khoảng 3 – 4 mầm gồm cả phần đế dưới của khóm. Hom giống sau khi được tách và đem giâm vào cát sạch và tưới ẩm cho đến khi cây ra mầm và rồi mới đem trồng ra ruộng.
– Nhân giống hữu tính bằng hạt: Hạt giống được làm sạch xát nhẹ bỏ vỏ ngoài sau đó phơi nắng nhẹ cho đến khi khô. Độ ẩm đạt từ 10-12%.
Hạt có thể được gieo vào cát hoặc đất tưới đủ ẩm, cây mọc mầm từ 20-30 ngày sau gieo.
Cây lấy dược liệu trồng bằng mầm tách từ hom thân có tốc độ sinh trưởng phát triển và cho  năng suất cao hơn cây trồng từ hạt, thời gian thu hoạch từ 1-1,5 năm. Cây trồng từ hạt sinh trưởng khỏe nhưng thời gia thu hoạch dài hơn, từ 1,5- 2 năm.

3.Thời vụ trồng:

Cây thiên môn đông được trồng quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa xuân ( tháng 2- 3) hoặc  mùa hè( tháng 7-8).

4. Kỹ thuật làm đất:
– Trồng trên ruộng hoặc đất trống
+ Đất được cày bừa kỹ làm sạch cỏ dại và lên luống rộng 90-100 cm, cao 30-40 cm. Bón lót toàn bộ phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh ngay sau khi cày luống định hình.
+ Bổ hốc trồng theo khoảng cách đã định sẵn.

Trồng xen với cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có độ che phủ < 50%
+ Vun luống theo hướng dễ thoát nước và đánh hốc trồng theo mật độ, bón lót phân trước khi trồng.

    5. Kỹ thuật trồng
– Mật độ 50,000 cây/ ha. Khoảng cách trồng 40 x 50 cm.
– Đặt cây giống vào giũa hốc vun nhẹ, lấp đất đều xung quanh sao cho cây đứng thẳng. Tưới nhẹ xung quanh gốc và duy trì độ ẩm cho cây trong 2-3 ngày sau trồng.

6. Chăm sóc:
– Tiến hành làm cỏ kết hợp với các đợt bón phân, vun gốc và tưới ẩm cho cây. Nếu đất quá khô có thể tháo nước ẩm cho ruộng đồng.
– Cần tiêu nước cho ruộng trồng tránh để ngập úng lâu ngày dẫn tới cây bị thối củ.
– Có thể làm cọc cho cây leo. Nếu làm cọc nên sử dụng các loại cọc chắc, cắm 1-2 cọc/cây cho cây leo.
– Thiên môn đông là cây sinh trưởng phần thân lá rất khỏe. Hàng năm đều có các đợt ra mầm vào mùa xuân và mùa thu vì vậy cần bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây.
– Cây Thiên môn đông không bị sâu hay bệnh nào đáng kể.

      7.Thu hoạch,sơ chế và bảo quản.
Thu hoạch: thời điểm thu hoạch vào tháng 10- 12 ở những cây trên 2 năm tuổi. Đào lấy rễ củ.
Sơ chế: Rễ củ thu về được rửa sạch, đồ chín, lúc rễ còn nóng, bóc lấy vỏ hoặc rút bỏ lõi, thái mỏng, phơi hay sấy khô.
Bảo quản: cho vào bao kín, bảo quản ở nơi khô mát, tránh mốc, mọt.

+) Bài thuốc: chữa ho gà:
Thiên môn, mạch môn mỗi vị 12g, bách bộ 10g, qua lâu nhân 5g, quất hồng 5g. Sắc nước chia làm 2 lần uống trong ngày.

Đánh giá (0)

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thiên môn đông”