Hướng dẫn cách trồng Tía tô đạt hiệu quả, chất lượng cao
* Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Britton
* Họ Bạc hà – Lamiaceae
* Tên khác: tử tô, hom tô (Thái), phjăc hom đeng, phằn cưa ( Tày), cần phân (Dao).
Bộ phận dùng:
Lá ( Tô diệp), thân (Tô ngạnh) và quả (Tô tử).
Thành phần hóa học:
Tía tô chứa 0,3 – 0,5 % tinh dầu (theo trọng lượng khô). Lá chứa monoterpen glucosid perillosid B – D. Hạt chứa nước 6,3%, protein 23,12%, dầu béo 45,07%, N 10,28%, sợi 10,28; tro 4,64%, acid nicotinic 3,98mg/100g. Ngoài ra còn có các chất có hoạt tính chống oxy hóa ( antioxidant).
Công dụng:
Lá tía tô được dùng chữa cảm mạo, không có mồ hôi, phong hàn, ho nhiều đờm, ngạt mũi, nhức đầu, tiêu hóa kém, nôn mửa, đau bụng, động thai, ngộ độc. Cành tía tô có tác dụng như lá nhưng kém hơn. Hạt tía tô chữa ho có đờm, hen xuyễn tê thấp.
Kiêng kỵ: Ho khan và ho ra máu không dùng.
Hướng dẫn cách trồng
- Giống
Cây được nhân giống bằng hạt.
2.Đất và cách trồng
Đất trồng tía tô tốt nhất là đất phù sa.
Cần làm kỹ, lên luống cao 15 – 20cm, rộng 70 – 90 cm, rãnh luống rộng 25 – 30cm.
Gieo hạt thẳng xuống mặt luống, rồi tỉa định cây hoặc gieo trong vườn ươm rồi đánh cây con ra trồng với khoảng cách 40 – 50 cm một cây.
3.Chăm sóc và thu hoạch
Cây tía tô chịu hạn kém, cần tưới đủ nước; thiếu nước, cây bị lá xoăn và nhỏ.
- Để lấy lá cần bón nhiều đạm cho cây. Có thể dùng nước phân chuồng, nước giải, đạm pha loãng tưới hàng tuần vào gốc cây, nhất là sau mỗi lần thu hái.
- Để lấy hạt, chỉ nên hái lá 1 – 2 lần, rồi bón thúc để có nhiều hoa và hạt chắc. Khi quả chín, cắt cả cây hoặc cành phơi khô, đập lấy hạt.
Bài thuốc chữa ho suyễn, khí quản, ngực đầy tức:
Tô tử, bán hạ, mỗi vị 10g; đương quy 8g; cam thảo, nhục quế, mỗi vị 6g; tiền hồ, hậu phác, tô diệp, mỗi vị 4g; gừng tươi 2 lát, đại táo 1 quả. Sắc uống ngày một thang.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.