HÀ THỦ Ô ĐỎ * Tên khoa học: Fallopia multiflora ( Thumb.) Haraldson * Họ rau răm (Polygonaceae). * Tên khác: Dạ rau đằng, má ôn, mằn năng ón ( Tày), khua lình ( thái), xạ ú xí ( Dao). * Bộ phận dùng: rễ củ * Thành phần hóa học: hà thủ ô đỏ chứa 1,7% antraglucosid trong đó có crysophanol, emodin, rhein, 1,1% protid, 42,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,4% chất tan trong nước * Công dụng: Rễ củ hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô khát táo bón, da mẩn ngứa không có mủ. Uống lâu làm đen râu tóc đối với người tóc bạc sớm, làm tóc đỡ khô và đỡ rụng. Người có huyết áp thấp và đường huyết thấp không dùng hà thủ ô đỏ. Khi uống hà thủ ô đỏ kiêng ăn hành tỏi, cải củ. +) Đặc điêm sinh thái Hà thủ ô đỏ là loại cây ưa khí hậu ẩm mát của vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới núi cao. Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Nơi mọc tự nhiên thích hợp nhất là các quần hệ rừng núi đá vôi; nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng dưới 20oC. Hà thủ ô đỏ thường mọc ở đất ẩm, xốp, nhiều mùn, nhất là loại đất ở chân núi đá. Tuy nhiên, khi cây được trồng ở đất đồi vùng trung du ( trạm nghiên cứu dược liệu Vĩnh phú cũ) hay trên đất đỏ bazan ( trại cải tạo Đắc trung – Đắc lắc), đều phát triển tốt. KỸ THUẬT TRỒNG1.Làm đất, lên luống, cách trồng Hà thủ ô đỏ chủ yếu được trồng ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc. Thời vụ trồng tốt nhất vào mùa xuân (tháng 2-3) hoặc mùa thu (tháng 8-9). Lên luống, làm rạch như cách trồng khoai lang. cây con trồng với khoảng cách 30 – 35 cm ( nếu trồng 2 hàng thì khoảng cách 40 x 35 cm). Tưới và giữ ẩm cho tới khi cây mọc. - Đất đồi, gò, nương, các chân ruộng cao, nhiều mùn, thoát nước, giũ ẩm rất tốt cho việc trồng hà thủ ô. Đất cần cày bừa, đập nhỏ, lên luống cao 25 – 30 cm, ruộng 40 cm nếu trồng một hàng hoặc 70 – 80 cm nếu trồng 2 hàng. 2.Chăm sóc Là cây lấy củ, hà thủ ô đỏ cần được bón nhiều phân. Nên bón lót cho mỗi ha 20 – 25 tấn phân chuồng, 200 kg supe lân và 100 kg kali. Khi cây mọc, cần làm giàn cho dây leo, dùng tre sặt cắm chéo cánh sẻ, cao 1,5 – 2m dọc theo luống. Hàng tháng làm cỏ, xới xáo cho đất tơi thoáng, kết hợp bón thúc. Tốt nhất là dùng nước phân chuồng, nước giải pha loãng. Nếu cần có thể tưới đạm pha với nồng độ 2%, mỗi lần 25 kg/ha. Việc bón thúc tiến hành từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, mỗi tháng thúc một lần. 3.Sâu bệnh.Hà thủ ô ít bị sâu bệnh. Cần phòng trừ dế hại mầm non. 4.Thu hoạch Cây trồng sau 2 -3 năm thì thu hoạch, để lâu quá củ dễ bị thối. Đào củ tránh bị xây xát, vỡ củ. Thực tế với giống và kỹ thuật của CTY DƯỢC LIỆU LA HIÊN chúng tôi đã trồng: Khoảng cách 40 x 30 cm, luống trồng 2 hàng, mật độ vào khoảng 1000 gốc/ sào bắc bộ. Sau 2 năm cho thu hoạch trung bình đã cho trên 3kg, thậm chí nhiều gốc đạt 4kg củ. Năng suất đạt bình quân trên 3 tấn củ tươi/ sào bắc bộ.
![]()
+) Bài thuốc: mạnh khí huyết bổ gân cốt Hà thủ ô đỏ và trắng với lượng bằng nhau, ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô tán nhỏ, luyện với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu vào lúc đói.
Hà Thủ Ô
Hà Thủ Ô (Fallopia multiflora (Thunb). Hà thủ Ô đỏ là loại dây leo, sống lâu năm, thân mọc xoắn vào nhau, có màu lục hay hơi đỏ tía. Lá đơn, mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình tim, đầu lá nhọn. Hoa nhỏ, mọc thành chùm ở kẽ lá, màu trắng. Quả nhỏ có hai mặt hình thoi, màu nâu.
2,000 ₫
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.