Giá sản phẩm này là giá bán lẻ với số lượng mua nhỏ hơn 100 cây
Nếu các bạn muốn mua số lượng lớn từ 1000 cây trở lên chúng tôi có giá tốt hơn rất nhiều.

Danh mục: Từ khóa:

2,000 

Giảo cổ lam
Giảo cổ lam

2,000 

Thông tin sản phẩm

                         GIẢO CỔ LAM

* Tên khoa học:Gynostemma pubescens ( Gagnep.).C.Y.Wu.

* Họ : Bầu bí ( Cucurbitaceae).

* Tên khác: Dền toòng, ngũ diệp sâm.

* Bộ phận làm thuốc: thân lá phơi hay sấy khô.

* Thành phần hóa học:

* Công dụng: Có khả năng chống oxi hóa tế bào, làm thuốc hạ Cholesterol, thải độc trong cơ thể, chống viêm gan, chứng cao huyết áp, tim mạch, ho hen, viêm khí quản mạn, đau đầu, mất ngủ, đau nửa đầu, đái tháo đường. Giảo cổ làm kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thông máu lên não và kìm hãm sự phát triển của khối u.

Kỹ thuật trồng trọt

 Giảo cổ lam trồng được ở những vùng nuí cao ( từ 300 – 3000 m so với mực nước biển) có điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 15 – 25 oC, độ ẩm không khí 70 -95 %, đất giữ ẩm và thoát nước tốt. Ngoài ra giảo cổ lam còn có thể trồng được vụ đông xuân ở đồng bằng.

Cây giảo cổ lam không kén chọn đất nên có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau.

Đất có độ PH thích hợp từ 6,0 – 7,0.

* Giống và kỹ thuật làm giống

+ Loại giống : hiện nay ở việt nam có nhiều loại giảo cổ lam: 3 lá, 5 lá, 7 lá đều được thu hoạch trong tự nhiên và sử dụng.

Giảo cổ lam có thể nhân giống bằng cả 2 phương pháp vô tính ( giâm hom) và phương pháp hữu tính ( gieo hạt). Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay chủ yếu đang áp dụng phương pháp nhân giống vô tính.

Lượng giống cho 1 ha là 150,000 – 170,000 mầm/ha.

Có thể trồng thẳng hoặc giâm hom trong vườn ươm trước khi trồng.

+ Kỹ thuật làm giống

– Chuẩn bị vườn ươm: Chuẩn bị đất ở vườn ươm để giâm hom. Chọn loại đất cát pha, sạch, không ô nhiễm, không chứa tồn dư nấm, sâu bệnh và cỏ dại. Đất được làm kỹ, tơi nhỏ, lên  luống cao 15 – 20 cm, mặt luống rộng 80 – 90 cm, vét rãnh thoát nước, khoảng cách giữa các luống là 40 cm. Vườn ươm phải trọn nơi có thể chủ động được nước tưới.

– Thời vụ giâm hom: Thời vụ giâm hom cho ra rễ nhanh nhất vào tháng 2 – 4.

– Chọn hom và kỹ thuật giâm hom.

– Giâm hom: Rạch mặt luống, giâm thành hàng nhỏ, mỗi hàng cách nhau 25 cm, khoảng cách giữa các hom giâm là 5cm, đặt hom giâm chếch 25 – 30 oC so với mặt luống, lấp đất hết phần dưới ( khoảng 1,2 mắt hom giâm), phủ đất lên mắt hom giâm khoảng 2 – 4 cm, ấn chặt đất. Tưới nước đủ ẩm và duy trì độ ẩm liên tục trong thời gian giâm hom. Khi cây con đạt tiêu chuẩn đánh ra trồng. Trước khi đánh cây cần tưới nước ẩm  trước 10 – 12 tiếng. Khi đánh cây cần đào sâu, tránh chạm vào rễ cây và không được làm đứt rễ.

* Thời vụ trồng

– Miền núi: Giâm hom vào tháng 2, 3 trồng vào tháng 3, 4.

– Đồng bằng: Giâm hom vào tháng 9, 10 ; trồng vào tháng 10, 11.

* Kỹ thuật làm đất

Đất trồng giảo cổ làm cần đảm bảo độ âm, chất đất tốt, có thể trồng dưới tán cây. Làm đất kỹ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô.

Luống cao 15 – 20 cm, rộng 80 – 100 cm, rãnh rộng 25 -30 cm, chiều dài tùy theo ruộng.

* Mật độ, khoảng cách trồng:

Tùy theo sự  màu mỡ của đất trồng để trồng giảo cổ lam với mật độ, khoảng cách phù hợp.

+ Đất xấu : Mật độ 500,000 cây/ha, trồng khoảng cách 20 x 10 cm.

+ Đất tốt: Mật độ 250,000 cây/ha, trồng khoảng cách 20 x 20 cm.

* Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Kỹ thuật trồng: khi cây con đạt tiêu chuẩn, đánh trồng theo hốc, mỗi hốc 1 cây. Đặt cây sao cho rễ thẳng đứng, lấp đất và ấn chặt rễ. Trồng cây xong tưới nước ngay. Nên trồng vào chiều mát, sau 5 – 7 ngày cây bắt đầu bén rễ hồi xanh.

– Chăm sóc: Thường xuyên làm cỏ, kết hợp với bón thúc phân đạm và kali giúp cây sinh trưởng tốt, định kỳ mỗi tháng 1  lần.

– Tưới tiêu: Giảo cổ lam là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng, vì vậy phải thường xuyên theo dõi độ ẩm  trên đồng ruộng để có thể  cung cấp nước, giữ ẩm thường xuyên cho cây. Nguần nước tưới không bị ô nhiễm. Nếu mưa to, phải nhanh chóng thoát  nước cho cây tránh ngập úng.

* Thu  hoạch, sơ chế13221256 306225489708457 7867360176931262761 o

Bốn tháng đến sáu tháng sau khi trồng ( tùy theo độ sinh trưởng và phát triển của cây) có thể tiến hành thu dược liệu. Để đạt được năng suất và chất lượng tốt cần phải lưu ý những yếu tố sau:

– Tránh thu cây sau những đợt mưa dài, lúc đó hàm lượng hoạt chất thấp và tỷ lệ nước trong dược liệu cao.

– Nên thu dược liệu vào những ngày nắng to, có điều kiện phơi sấy đảm bảo chất lượng dược liệu tốt, có màu xanh tự nhiên , mùi thơm đặc trưng của giảo cổ lam.

– Không được thu dược liệu sau khi bón phân hoặc phun thuốc. Phải cách ly ít nhất 5 tuần trước khi thu hoạch.

– Thu toàn cây chỉ để lại gốc cách mặt đất khoảng 20 – 30 cm, để cây có điều kiện tiếp tục tái sinh sau khi chăm bón.

– Ở miền núi: Năng suất trung bình đạt 80 – 90 kg/ sào bắc bộ/ lần thu. Ở đồng bằng năng suất đạt 40 – 50 kg/ sào bắc bộ/ lần thu.

* Sơ chế

Cây thu hoạch về, rửa nhanh bằng nước sạch, loại bỏ đất cát, tạp chất, để ráo nước, cắt đoạn nhỏ độ dài 2 – 3 cm, dải đều trên bạt, phơi nắng và thường xuyên đảo đều đến khi khô, độ ẩm < 12% là được.

Đánh giá (0)

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Giảo cổ lam”