Giá sản phẩm này là giá bán lẻ với số lượng mua nhỏ hơn 100 cây
Nếu các bạn muốn mua số lượng lớn từ 1000 cây trở lên chúng tôi có giá tốt hơn rất nhiều.

Danh mục: Thẻ:

2,000 

Hy thiêm
Hy thiêm

2,000 

Thông tin sản phẩm

HY THIÊM

*Tên khoa học: Sigesbeckia oriantalis L.

*Họ cúc Asteraceae ( Compositae).

*Tên khác : Cỏ đĩ, cỏ cứt lợn, hy kiểm thảo,hy tiên, niêm hồ thái, chư cao, hổ cao, chó đẻ, nụ áo rìa.

* Bộ phận dùng: Hy thiêm thảo ( Herba Siegesbeckiae) là toàn cây hy thiêm được phơi hay sấy khô .

*Thành phần hóa học: Theo Wehmer ( 1931, Die Pflanzenstoffe Bd.,II: 1224) trong hy thiêm có một chất đắng , không phải là alcaloit hay glucozit, mà là darutin. Sự nghiên cứu cấu tạo hóa học chưa kỹ lắm, người ta cho đó là một dẫn xuất của axit salixylic.

*Công dụng:

Theo tài liệu cổ, hy thiêm có vị đắng, tính hàn, hơi có độc, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Chữa chân tay tê dại, lưng mỏi, gối đau, phong thấp. Những người tê đau mà do âm huyết không đủ, không dùng được. Hiện tại vị thuốc mới được dùng trong phạm vi nhân dân, dùng làm thuốc chữa đau nhức, tê thấp, nhức xương, yếu chân, bán thân bất toại, gân cốt nhức lạnh, lưng gối tê dại.

KỸ  THUẬT TRỒNG TRỌT

1.Chọn vùng trồng

Cây Hy thiêm thích hợp với nhiều vùng đất, đất cát, sét hay mùn đều có thể trồng được, không kén đất có PH là acid, kiềm hay trung tính, yêu cầu độ ẩm trung bình. Chọn vùng trồng cây có đất đai bằng phẳng, tơi xốp và cấu tượng đất tốt sẽ cho năng suất dược liệu cao. Vùng đất không bị ngập  úng, dễ tưới tiêu phù hợp với sinh trưởng và phát triển của Hy thiêm. Các đất khác vẫn trồng được nhưng năng suất thấp hơn.

2.Thời vụ trồng

Thời vụ gieo hạt vườn ươm: tháng 1 – 2.

Thời vụ trồng cây con: tháng 2 – 3.

3. Kỹ thuật làm đất

Chọn ruộng sản xuất: Ruộng phải bằng phẳng, dễ thoát nước, không bị ngập úng, độ mùn cao, đất thịt nhẹ.

Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, làm đất tơi nhỏ, lên luống cao 20 cm, rộng luống 80 – 100cm, rãnh rộng 30 cm, san mặt luống bằng phẳng.

4. Mật độ và khoảng cách trồng

Khoảng cách trồng cây 40 x 50 cm ( mật độ 50.000 cây/ha).

5.Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Kỹ thuật trồng: Chọn ngày có mưa hoặc thời tiết mát. Trồng xong tưới ngay cho cây chóng bén rễ.

Chăm sóc:

  • Cây ra ngôi sau 5 -7 ngày thì hồi xanh. Sau khi trồng được 10 ngày cây ra lá mới, tiến hành bón thúc phân urê lần thứ nhất theo liều lượng như trên. Pha loãng urê theo nồng độ 2 – 3 % để tưới.
  • 25 – 30 ngày sau khi bón lần  1 cây bắt đầu khép tán, cao 50 – 70cm, cần kết hợp bón thúc phân lần 2 và làm cỏ, xới xáo. Cách bón: rắc phân quanh gốc rồi mới tưới bằng  nước lã, tránh để phân bám vào cây.

6.Phòng trừ sâu bệnh

Hy thiêm chủ yếu bị các loại sâu ăn lá ( sâu đo, sâu xanh, sâu tơ) gây hại. Nếu mật độ sâu ít, có thể bắt sâu bằng tay. Mật độ sâu cao có thể sử dụng các loại thuốc, có hoạt chất Abamectin, Biocin 16WP, Comazol.

Ngoài ra, vào khoảng tháng 5, trên cây Hy thiêm có thể xuất hiện bệnh giả sương mai. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cây Hy thiêm cho thu hoạch nên không cần phòng trừ mà khẩn trương thu hoạch khi phát hiện triệu chứng bệnh.

8.Chế độ  luân canh. Nên luân canh với cây lúa, cây họ đậu.

9.Thu hoạch và sơ chế

  • Thu hoạch: Thời điểm thu hoạch tốt nhất là trước khi cây bắt đầu ra hoa. Chọn khi thời tiết khô ráo. Cách thu: Cắt ngang gốc phần có lá xanh, loại bỏ thân gốc có đường kính lớn hơn  1 cm.
  • Sơ chế: Cắt bỏ thân lá thành những đoạn dài 3 – 5cm, sau đó phơi nắng. Phơi từ 4 – 5 nắng cho đến khi khô. Năng xuất dược liệu hy thiêm có thể đạt 4 – 5 tấn/ha.

+) Bài thuốc Chữa phong thấp: Hy thiêm 100g, Thiên niên kiện 50g, Đường và Rượu 1 lít nấu thành cao ngày uống 2 lần, lần một ly nhỏ trước khi ăn trưa tối.

 

Lưu ý các bài thuốc dân gian được giới thiệu trong bài viết này được chép lại từ các sách y học cổ truyền. KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý SỬ DỤNG KHI CHƯA CÓ Ý KIẾN CỦA BÁC SỸ hoặc các chuyên gia y học. Chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm gì nếu các bạn tự ý làm theo.
Đánh giá (0)

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Hy thiêm”