Có thể trồng trên mọi loại đất, nhưng cần cao ráo, thoát  nước không úng ngập. Trồng trên đất phẳng hoặc lên luống, trồng với khoảng cách 60cm một cây.

Giá sản phẩm này là giá bán lẻ với số lượng mua nhỏ hơn 100 cây
Nếu các bạn muốn mua số lượng lớn từ 1000 cây trở lên chúng tôi có giá tốt hơn rất nhiều.

Danh mục: Thẻ:

2,500 

Dây đau xương
Dây đau xương

2,500 

Thông tin sản phẩm

Hướng dẫn cách trồng Dây đau xương hiệu quả, chất lượng cao

* Tên khoa học: Tinospora sinensis ( Lour.) Merr.

* Họ Tiết dê – Menispermaceae.

* Tên khác: khoan cân đằng, tục cốt đằng, khau năng cấp ( Tày), chan mau nhây (Dao).

* Bộ phận dùng: dây và lá – coulis et Folium Tinosporae, thường gọi là Thân cân đằng

* Thành phần hóa học: chỉ mới được biết toàn trong thân cây có nhiều alkaloid.

* Công dụng: Thường dùng chữa sốt rét, phong thấp, chứng đau  nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đòn ngã tổn thương và để  bổ sức. Lá tươi dùng đắp lên các chỗ nhức trong gân và trị rắn cắn.

Ở Vân Nam Trung Quốc cây được dùng trị phong thấp tê đau, đau thần kinh tọa, lưng cơ lao tổn, đòn ngã tổn thương, gãy xương, ngoại thương xuất huyết, đau dạ dày và kinh nguyệt không đều. Ở Quảng tây cây cũng được dùng trị phong thấp đau xương, lưng cơ đau mỏi và đòn ngã tổn thương.

 

Dây đau xương thuộc loại dây leo gỗ, rụng lá về mùa đông, ưa ẩm và hơi chịu bóng, mọc lẫn trong các bụi cây quanh làng bản, ven rừng, đồi, bờ nương rẫy, gần các nguần nước. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè, có khả năng tái sinh vô tính mạnh.

CÁCH TRỒNG

1.Giống

Cây được nhân giống bằng thân và cành. Chọn cành bánh tẻ, khỏe mạnh, cắt thành từng đoạn làm giống.

2. Đất và cách trồng

Có thể trồng trên mọi loại đất, nhưng cần cao ráo, thoát  nước không úng ngập.

Trồng trên đất phẳng hoặc lên luống, trồng với khoảng cách 60cm một cây.

Để cây phát triển tốt cần bón lót bằng phân chuồng hoai mục.

Sau khi chồi non phát triển dài 30 – 4 0 cm thì  làm dàn hoặc cắm cọc để dây leo.

Dùng phân chuồng hoai mục, nước giải, đạm pha loãng để bón thúc. Năm đầu bón thúc một đợt vào tháng 6 – 7, từ năm thứ 2 nên bón thúc làm 2 đợt vào các tháng 2 -3 và 5 -6.

Cây có sức đề kháng cao, ít sâu bệnh.

3. Thu hoạch

Thân và lá có thể thu hái quanh năm. Đối với thân già, thái nhỏ, phơi khô. Dùng sống hay tẩm rượu sao.

+) Bài thuốc gân xương đau nhức, chân gối rũ mỏi:

Dùng gây đau xương, bưởi bung, đơn gối hạc, cỏ xước, gấc ( rễ), mỗi vị 20 – 30g sắc uống.

Lưu ý các bài thuốc dân gian được giới thiệu trong bài viết này được chép lại từ các sách y học cổ truyền. KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý SỬ DỤNG KHI CHƯA CÓ Ý KIẾN CỦA BÁC SỸ hoặc các chuyên gia y học. Chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm gì nếu các bạn tự ý làm theo.
Đánh giá (0)

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Dây đau xương”