Sắc tố da người và những điều cần biết (phần 1)

Sắc tố da người

Trong mỗi chúng ta, ai cũng mong có một làn da trắng sáng, mịn màng, ai ai cũng mong được trẻ lâu, xin đẹp. Nhất là đối với các chị em.

Bài viết này sẽ trình bày cho bạn biết về quá trình tạo sắc tố da người như thế nào. Ở bài viết sau, chúng tôi sẽ trình bày về các hormôn tham gia tạo sắc tố da và chắc phận cảm giác da.

Quá trình tạo sắc tố

Màu sắc của da người được thể hiện bằng: Màu hồng của máu + màu sắc của sắc tố Melamin.

Các tế bào gồm:

  • Nguyên bào sắc tố: Đây là loại tế bào phôi có khả năng tạo ra sắc tố/
  • Tế bào sắc tố: Đây là loại tế bào vừa sản xuất vừa chứa  sắc tốt đã trưởng thành.
  • Tế bào chứa sắc tốt (melanophore): Ở người thì đây là tổ chức bào có chức năng của đại thực bào bắt giữ sắc tố và chứa sắc tố.

Theo ba tác giả Fitzpatrick, Montgomery và Lerner thì tiền thân sắc tố có ở trong máu, sau đó vào qua da qua một quá trình oxy hóa trở thành sắc tố. Quá trình hình thành hạt sắc tố gồm 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Sinh tổng hợp protein
  • Giai đoạn 2: Phát triển các thành phần của tế bào sắc tố
  • Giai đoạn 3: Sinh tổng hợp sắc tố.

Trong quá trình chuyển hóa này có vai trò của gan và CU (đồng).

Trong các bệnh sạm da, trắng da (Bạch biến) đều có ảnh hưởng của Cu, Zn (đồng, Kẽm)

Trong biến đổi này, vitamin C cũng có vai trò rất quan trọng.

Điều trị sạm da dùng sinh tố C liều cao, vì vitamin C ức chế men tyrosinaza.

Chỉ một yếu tố nào đó tác động vào bất cứ một khâu nào đó cũng có thể dẫn đến xạm da hoặc nhạt da.

Lưu ý các bài thuốc dân gian được giới thiệu trong bài viết này được chép lại từ các sách y học cổ truyền. KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý SỬ DỤNG KHI CHƯA CÓ Ý KIẾN CỦA BÁC SỸ hoặc các chuyên gia y học. Chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm gì nếu các bạn tự ý làm theo.
Một số điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc Nam (Phần 1)