Những bài thuốc hay về cây rau má.

Rau má

Tên khoa học: centella asiatica (L).

Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

Tên thường gọi: tích tuyết thảo.

Mô tả thực vật:

Rau má là một loại cỏ bò, có rễ ở các mấu, thân gầy, nhẵn. lá hình mắt chim, khía tai bèo, rộng 2-4cm, cuống dài 2-4cm trong những nhánh mang hoa và dài 10-12cm trong những nhánh thường. cụm hoa đơn mọc ở kẽ lá, gồm 1 đến 5 hoa nhỏ. Quả dẹt rộng 3-5cm, có sống hơi rõ.

Phân bố,thu hái và chế biến:  

Mọc hoang tại khắp nơi ở việt nam và các nước vùng nhiệt đới như Lào, Campuchia, Ấn độ. Toàn cây khi tươi có vị đắng, hăng hơi khó chịu, khi khô chỉ còn mùi cỏ khô. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay sao vàng.

Công dụng và liều dùng:

Rau má hiện nay còn là vị thuốc dùng trong nhân dân, đồng thời còn là vị rau ăn được trong ca dao ta có câu.

“Đói ăn rau mưng, rau má,

Đừng ăn vất vả hư thân”

Nhân dân coi rau má là vị thuốc mát, vị ngọt, hơi đắng, tính bình không độc, có tính chất giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, dùng chữa thổ huyết, tả ly, khí hư, bạch đới lợi sữa.

Ngày dùng 30-40g tươi, vò nát vắt lấy nước uống hoặc sắc uống. thuốc rau má không có độc nên phụ nữ có thai cũng dùng được. Tại một số nước, người ta chú ý nghiên cứu rau má để tìm tác dụng chữa bệnh hủi và bệnh lao.

Theo tập san Socieste des amis parc botanique de tananarive, 1941 và 1942 tại Mangat, người ta dùng rau má chữa bệnh hủi có kết quả tốt hơn chế phẩm của đại phong tử. năm 1949, Lythgoe va Trippet đã nghiên cứu tác dụng chữa hủi của xentelozit. Ngoài ra, chất chế từ asiaticozt có tác dụng chống vi trùng lao. Ở một số nước người ta chế rau má dưới dạng:

– Viên nén chứa 0,01g rau má (1) để chữa các chứng dãn tĩnh mạch, chứng nặng chân do máu ở các tĩnh mạch chân chậm trở về tim.( ngày uống 3-6 viên vào bữa ăn.)

– Thuốc tiêm 1ml chứa 0,02g cao rau má. Cách một  ngày tiêm bắp 1 ống phối hợp với bôi thuốc mỡ (1% cao rau má) hoặc thuốc bột chứa 2% cao rau má để chữa các vết bỏng, vết thương do các chấn thương hay do phẫu thuật, các tổn thương ở ra mà niêm mạc (tai, mũi, họng) hoặc sản phụ.

 Các đơn thuốc có rau má:

 -Chữa đau bụng, đi ỉa lỏng, đi lỵ: rau má (cả dây, cả lá) rửa sạch, thêm ít muối, nhai sống. Ngày ăn chừng 30-40g có thể luộc rau má ăn như ăn rau.

-Chữa phụ nữ kinh nguyệt đau bụng, đau lưng: rau má hái lúc ra hoa, phơi khô, tán nhỏ. Ngày uống một lần, vào buổi sáng, mỗi lần 2 thìa cà phê gạt ngang.

-Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa: Hằng ngày ăn rau má trộn dầu giấm. hoặc rau má hái về, giã nát, vắt lấy nước, thêm đường vào uống hàng ngày.

*Chú ý: Ngoài vị rau má centell asiatica nói trên, trong nhân dân ta còn dùng vị rau má mơ, rau má họ hay thiên hồ thái Hydrocotyle rotundifolia Roxb. Loại cỏ có thân mọc bò, nhỏ, mang rễ ở những đốt: Lá hình hơi tròn, mép khía tai bèo, đường kính nhỏ hơn loại trên, chừng 10-15mm cuống dài 1-4cm. hoa nhỏ màu xanh nhạt. Quả dẹt rộng chừng 1,5mm. cây này mọc hoang ở những nơi ẩm thấp khắp nước ta.có mọc ở những nước nhiệt đới và á nhiệt đới châu á và châu phi.

 

 

 

Lưu ý các bài thuốc dân gian được giới thiệu trong bài viết này được chép lại từ các sách y học cổ truyền. KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý SỬ DỤNG KHI CHƯA CÓ Ý KIẾN CỦA BÁC SỸ hoặc các chuyên gia y học. Chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm gì nếu các bạn tự ý làm theo.
Những thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng cơ thể