Cây Cát Sâm

Hình ảnh củ đã thu hoạch của cây cát sâm

Cây cát sâm, còn được gọi là Sâm nam, Sâm chuột, Ngưu đại lực, Sơn liên ngâu, Đại lực thự, có tên khoa học là Millettia speciosa Champ. Đây là loại cây có cành mọc tựa, có củ rễ, có vị ngọt. Hoa dài 10 – 25mm, đài hình ống, miệng loe rộng, cánh hoa màu đỏ hay hơi tím. Quả dẹt trong chứa 1 – 10 hạt hình thấu kính, rốn rộng và ngắn. Bộ phận được sử dụng để làm thuốc của cây cát sâm là rễ củ.

Cây cát sâm có nhiều tác dụng trong việc chữa các bệnh về hô hấp, kháng viêm và chống suy nhược cơ thể. Theo Y học cổ truyền, cát sâm có tác dụng trừ hư nhiệt, dưỡng tỳ, lợi tiểu, bổ trung ích khí nên thường hay được sử dụng trong điều trị các chứng ho nhiều đờm, sốt về chiều đêm, nhức đầu, bí tiểu, kém ăn, chống suy nhược cơ thể.

Cát sâm là một loại cây nhỡ, có những cành mọc tựa, có rễ củ mẫm, vị hơi ngọt, mát. Lá kép lông chim lẻ, có lá kèn. Lá chét mọc đối. Lá non

  • Tên thường gọi: sâm nam, sâm chuột, ngưu đại lực, sơn liên ngẫu, đại lực thực.
  • Tên khoa học: Millettiia speciosa Champ. 
  • Họ cánh bướm. Fabaceae (Papilionaceae).

Hoa Cát sâm

Mô tả thực vật:

Cát sâm là một loại cây nhỡ, có những cành mọc tựa, có rễ củ mẫm, vị hơi ngọt, mát. Lá kép lông chim lẻ, có lá kèn. Lá chét mọc đối. Lá non và cành non có phủ lông mềm màu xanh xám. Hoa dài 10-15mm, đài hình ống, miệng loa rộng, cánh hoa màu đỏ hay  hơi tím. nhị 10. vòi hình  sợi. quả dẹt trong chưa 1-10 hạt hình thấu kính, rốn rộng và ngắn.

Cây cát sâm có thân gỗ nhưng không quá lớn, chỉ cao từ 3 – 5m, một thân thẳng và vươn ra nhiều nhánh, cành. Cành của cát sâm khi mới mọc còn non sẽ có lông mềm bao phủ, càng lớn lên, lớp lông này sẽ rụng đi và chuyển thành màu nâu. Lá cát sâm hình giống như lông chim, lá kép, phần cuống lá có lông phủ dầy.

Màu của lá cát sâm gần như hai màu với mặt trên có sắc xanh lục thẫm, những mặt dưới lại có màu trắng là do lớp lông phủ, phần gân lá nổi lên rất rõ. Cây cát sâm cho hoa màu trắng tinh như màu hoa bưởi nhưng to hơn mọc thành từng cụm dạng chủy. Chiều dài mỗi bông từ 10 – 20cm hoặc hơn nữa. Phần đài hoa hình răng ôm trọn cuống của bông hoa, mặt ngoài cũng được phủ lông trắng. Tràng hoa nhẵn ở cánh ngoài, cánh trong hơi sần, nhụy hoa 2 bó và bầu có lông. Hoa của cát sâm thường ra vào tầm tháng 7 – 9 hàng năm.
Quả của cây hình dẹt cũng có một lớp lông mỏng phủ ở bên ngoài. Đặc biệt mỗi quả chưa từ 4 – 5 hạt và hạt có màu đen vỏ dày chữa nhân ở bên trong. Mùa quả chín nhiều nhất là tháng 11, 12 sau khi hoa rụng gần hết.

Phân bố, thu hái và chế biến:

Cát sâm mọc hoang tại những vùng đồi núi của nhiều tỉnh miền bắc nước ta, như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh phúc, Phú thọ, Hà Tây. Hòa Bình. Một số nơi trồng để lấy củ làm thuốc. Rễ củ đào ở những cây đã trồng được hơn một năm, vào thu đông, rửa sạch thái mỏng, phơi hay sấy khô. không phải chế biến gì khác, hoặc tẩm nước gừng hoặc nước mật rồi sao vàng.

Cây Cát cánh
Cây Cát cánh

Công dụng và liều dùng:

Tại nhiều vùng cát sâm được coi như là một vị thuốc bổ mát, do đó mới có tên là sâm. thường dùng trong những trường hợp suy nhược, ho, sốt khát nước, nhức đầu tiểu tiện khó khăn, dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác dưới dạng sắc. mỗi ngày có thể dùng 10-20g có thể dùng tới 40g. Rễ cây cát sâm được sử dụng để chiết xuất dược liệu, mang lại nhiều hiệu quả như khả năng kháng viêm, kháng virus, kháng khuẩn, cùng với khả năng chống oxy hóa và giảm mệt mỏi.

Người dân các tỉnh miền nam Trung quốc cũng dùng làm thuốc chữa đau nhức thấp khớp, đau lưng, viêm gan mãn tính ho. ngày uống 40-80 dưới dạng thuốc sắc.

Quả Cát Sâm
Quả Cát Sâm

Đơn thuốc có cát sâm dùng trong nhân dân:

Thuốc bổ dùng cho những người ốm yếu, ho, sốt khát nước: Cát sâm 12g, mạnh môn 12g thiên môn 8g vỏ rễ dâu 8g, nước 400ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

Thuốc chữa sốt, khát nước: Cát sâm 12g, cát căn 12g, cam thảo 4g, nước 4ooml, sắc còn 200ml. chia 3 ngày uống trong ngày.

Lưu ý các bài thuốc dân gian được giới thiệu trong bài viết này được chép lại từ các sách y học cổ truyền. KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý SỬ DỤNG KHI CHƯA CÓ Ý KIẾN CỦA BÁC SỸ hoặc các chuyên gia y học. Chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm gì nếu các bạn tự ý làm theo.

One thought on “Cây Cát Sâm

Comments are closed.

Những điều ít biết về cây Xấu Hổ