Kỹ thuật trồng Sa nhân

Sa nhân

Trồng cây Sa nhân thâm canh trong vườn cây ăn quả không những mang lại sản lượng Sa nhân cao hơn mà còn giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần phần phát triển mô hình vườn hộ, nhất là ở những vùng miền núi.

Cây Sa nhân trong rừng
Cây Sa nhân trong rừng

Cách nhân giống: Có hai cách nhân giống Sa nhân là nhân giống hữu tính (trồng bằng hạt) và nhân giống vô tính (trồng bằng chồi). Trên thực tế, phương pháp nhân giống vô tính đơn giản và mang lại hiệu quả cao hơn, rút ngắn được thời gian sinh trưởng của cây. Cây Sa nhân được trồng bằng chồi sau hai năm có thể cho thu hoạch quả và hạt, còn trồng bằng hạt phải mất 3-4 năm cây Sa nhân mới ra hoa k

Sa nhân
Sa nhân

ết quả.

Cách trồng: Cây Sa nhân trong tự nhiên có khả năng thích nghi với nhiều loại đất, nhưng sinh trưởng tốt và cho sản lượng quả cao trên vùng đất đồi núi có pha cát, có độ ẩm trong đất từ 50-60% và thoát nước tốt. Vùng đất chọn để trồng Sa nhân phải có nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp, dao động từ 220C – 300C. Ðêm và sáng sớm thường có sương mù là tốt nhất để cây Sa nhân dễ ra hoa và đậu quả .

Trồng Sa nhân chia làm 2 vụ chính: trồng vào mùa xuân và mùa thu. Mùa xuân trồng vào tháng 3 – 4 , lúc này có nhiều mưa khí hậu ôn hoà. Ở khu vực miền Trung nên trồng vào mùa thu vào tháng 7 – 8, khi mùa mưa bắt đầu.

Ðào lỗ trồng theo hình dích dắc , trồng sâu 7 – 10 cm, trồng xong lấp đất dẫm nhẹ và tưới nước vào gốc, phủ cỏ hoặc rơm rạ vào xung quanh gốc. Lúc trồng chú ý để chồi non nhô lên trên mặt đất. Cây giống nhổ ngày nào nên trồng ngay ngày ấy là tốt nhất và cây giống nên cắt bỏ hết lá chỉ để lại đoạn thân dài 17-33 cm.

 

 

Tản mạn về cây thuốc !