Ho ở trẻ em và những điều cần biết (Phần 2)

Bé ho khan

Trong phần trước, tôi đã chia sẻ những kiến thức y lý về ho ở trẻ em, những dấu hiệu, phương pháp phòng và trị bệnh. Cách nhận biết các dấu hiệu bệnh. Trong phần này, tôi sẽ chia sẻ tiếp về chuyển biến tiếp theo của ho. Đó là bệnh sưng phổi.

Ở đây, tôi không nhắc đến bệnh sưng phổi xảy đến ở một trẻ em đang mắc bệnh khác như cúm, sởi, ho gà, bạch hầu. Tôi chỉ nói đến sưng phổi xảy ra bất ngờ, mà nạn nhân thường là trẻ em dưới 2 tuổi trong mùa rét.

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh có thể phát ra một cách đột ngột ở tre bị cảm lạnh: Trẻ đang chơi, chợt thấy buồn nôn, sốt lên 39 – 40 độ và khó thở, ho.

Nhưng bệnh cũng có thể đến từ từ: Khởi đầu là cảm, sổ mũi, ho thưa tiếng, hơi ấm đầu. Sau đó nóng sốt nhiều, sắc mặt biến đổi, khó thở. Đây là khi ho gió biến chứng thành sưng phổi.

  • Khó thở: Là một triệu chứng đáng để ý. Bình thường không có sưng phổi, hơi thở vào ngắn hơn hơi thở ra. Nhưng khi mắc bệnh rồi, hít vào rất khó và nhanh. Quan sát khi hít vào, thấy mũi phồng ra, trẻ phải dùng tất cả các bắp thịt để thở, nên ngực và bụng đều thóp vào. Hơi thở ra lại ngắn và khò khè.
  • Nhịp thở tăng lên quá cao: Từ 60 – 80 lần một phút
  • Ho: Có khi trẻ ho luôn miệng, thành từng tiếng một, tiếng nhỏ.
  • Sắc mặt: Nhợt nhạt, Thấy rõ nhất là ở môi. Môi trẻ thường đỏ nay trở lên tái. Các đầu ngón tay, ngón chân lạnh và tím. Mắt hõm, buồn rầu.

Da trẻ mỏng và khô, đôi khi nhơm nhớp mồ hôi.

Khi nhận thấy những dấu hiệu này, bạn phải làm gì?

  • Nên đưa trẻ đến phòng khám y tế hoặc bệnh viên gần nhất để được tiêm kháng sinh và tăng sức đề kháng cho trẻ. Nếu chưa đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất được thì để trẻ nằm yên, đầu cao, nằm ở nơi ấm áp. Nên trở mình thường xuyên để tránh tụ máu ở một bên phổi. Để sát cửa sổ cho đủ thoáng khí ra vào cho dễ thở hơn. Cho ăn chất lỏng: Sữa, nước đường có vắt trái cây tươi. Đặt ống giác nếu có.
  • Cho trẻ vào uống kháng sinh ngay lập tức: Sulfamid, Biomicin, Oreomycin, cloromycetin. Liều lượng dùng tùy vào cân nặng.

Dùng thuốc vượng tim: Uống thế phần long não (Coramin) hoặc xoa dầu long não.

Chống nóng sốt: Cho trẻ tắm nước ấm 36 – 37 độ từ 5 – 10 phút.

Cách phòng ngừa mắc bệnh

Nếu trời không rét, phải tập cho cơ thể trẻ quen dần với thời tiết, không mặc nhiều áo quá.

Lúc trở trời, phải nhớ giữ ấm người cho trẻ, luôn nhớ rằng, trẻ càng nhỏ càng dễ cảm lạnh. Nhỏ thuốc vào mũi lúc trẻ sổ mũi ho để phòng ngừa. Giữ ấm ngực, xoa cơ thể cho trẻ nếu thấy chưa đủ ấm. Đặc biệt, chú ý bệnh giòn xương rất dễ bị sưng phổi.

Rất cần đề phòng cho trẻ: Khi có cảm giác con bị sưng phổi, mà dấu hiệu chỉ là sổ mũi, ho xoàng, mặt tươi tỉnh, thở không nhanh, đầu hơi ấm. Ho không phải là dấu hiệu đã sưng phổi.

Trong trường hợp này, lạm dụng kháng sinh là vô ích.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về ho ở trẻ em theo kinh nghiệm gia truyền mà gia đình tôi tích lũy được qua nhiều đời và kiến thức tôi học hỏi được.

Đọc thêm: Ho ở trẻ em và những điều cần biết

 

 

 

 

 

Lưu ý các bài thuốc dân gian được giới thiệu trong bài viết này được chép lại từ các sách y học cổ truyền. KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý SỬ DỤNG KHI CHƯA CÓ Ý KIẾN CỦA BÁC SỸ hoặc các chuyên gia y học. Chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm gì nếu các bạn tự ý làm theo.
Sắc tố da người và những điều cần biết (Phần 2)