Công dụng của cây nhãn trong các bài thuốc dân gian

Cây nhãn

CÔNG DỤNG CỦA CÂY NHÃN ĐƯỢC DÙNG LÀM THUỐC TRONG DÂN GIAN.

1. LONG NHÃN
– Giúp bồi bổ sức khỏe cho cơ thể, giúp tăng trí nhớ, chữa thần kinh suy nhược, bổ tỳ và ngũ tạng.
2. VỎ QUẢ NHÃN
– Đốt vỏ quả nhãn ra than, tán nhỏ, hòa với dầu vừng bôi nơi bỏng vài lần là khỏi, nơi bỏng không bị thâm tụ. ( Trích : Đại từ điển và Trung Quốc y học đại từ điển)
3. HỘT QUẢ NHÃN
– Chữa chứng đau bụng dưới dùng hạt nhãn, đại hồi, hạt vải tán thành bột hòa với rượu uống liều 3g/ lần, ngày 2 lần. Phía ngòi lấy lấy gừng giã , chườm vào nơi đau ( Đàn bà có thai kiêng dùng).
– Bí tiểu tiện không thông:
Lấy 1 lạng hạt nhãn đập dập đun nước uống nếu thấy đi tiểu nhiều quá lại lấy long nhãn đun nước uống thì đi ít lại ngay.
– Mẩn ngứa, ghẻ lở chân tay:
Than hạt nhãn trộn dầu vừng bôi.
– Viêm họng:
Hột nhãn bỏ vỏ đen, tán thành bột, lấy ít thổi vào cuống họng .
– Đau đầu kinh niên:
Hột nhãn nghiền bột quấn vào giấy bản đốt khói sông vào mũi, thấy nước mũi chảy ra là dịu.

4. VỎ CÂY NHÃN
– Nước vỏ cây nhãn đun đặc bôi bỏng rất kiến hiệu không gây sót.
– Vỏ cây nhãn sắc nước uống chữa sán đu bụng.
5. LÁ NHÃN
– Lá nhãn chữa đầy chướng bụng, ăn uống không tiêu, viêm gan, vàng da dùng độc vị liều 30g / ngày với lá khô đun uống.
6. BỌ XÍT CÂY NHÃN.
– Bọ xít cây nhãn bỏ đầu cánh rang thơm thì hết hôi dùng ăn chữa ho hen rất công hiệu.
Kính chia sẻ!

Thầy lang nhà họ dương

Dương Trung Kiên

Hương Nhu Trắng (Ocimum Gratissimum L.)