Cây gấc – thật nhiều công dụng

Hình ảnh cây Gấc có hoa và quả Gấc chín trên cây.

Cây Gấc, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Mộc miết, Bhat Kerala, Makkao, Fahk Khao, Mubiezi, Muricie, Baby Jackfruit, Cochinchin Gourd, Spiny Bitter Gourd, Sweet Gourd, là một loại cây bụi nhỏ có nguồn gốc từ Việt Nam và được trồng rộng rãi ở Đông Nam Á. Cây có thể dài tới 15 mét và có lá hình tim và quả màu đỏ tươi. Quả gấc chứa nhiều vitamin A và carotenoid, đặc biệt là lycopene, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và giảm nguy cơ ung thư da. Ngoài ra, quả gấc còn được sử dụng trong nhiều món ăn và thức uống truyền thống ở Đông Nam Á, như món xôi gấc, nước ép gấc, rượu gấc, bánh gấc, và nhiều món ăn khác

Tháng 10 – 11 âm lịch  là mùa chính quả gấc chín đỏ, các chợ đã thấy đem bán nhiều. Các hàng xôi sáng ở các tỉnh thành, có bán xôi gấc, đỏ, ngon, ngọt, thơm dẻo. Người ta lại còn chế bánh đa gấc, nướng lên mùi cũng thơm ngon, sắc đỏ tươi rất đẹp.

Ngày nay nhiều công ty dược phẩm và cá nhân đã triết xuất dầu gấc, để thay cho dầu gan cá thu, sản phẩm đã rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Số lượng quả gấc tiêu thụ hàng năm lên đến hàng nghìn tấn.

Tuy thế, cũng còn nhiều chỗ bổ ích của cây gấc, nhiều người chưa để ý đến cho nên chúng tôi xin trình bày thêm, để cùng nhau khảo cứu sâu rộng hơn nữa, lợi dụng hết bộ phận của cây gấc. Không bỏ phần nào hết, và cũng không nên khinh thường mà bỏ qua.

Thông tin về cây Gấc

Hình ảnh cây Gấc với rất nhiều quả chín

Cây gấc là một loại cây dây leo, mọc bò lên các giàn, bờ rào, lên các cây to, sống lâu năm, mỗi năm một lần khô. Đến mùa xuân, tại gốc cũ lại nảy mầm, mỗi gốc có nhiều dây, dây có nhiều đốt, mỗi đốt có lá, có dây vươn; đốt ở gần gốc, còn có rễ đâm ra. Đốt xa gốc, còn nảy hoa. Lá như bàn tay xòe ra, có 3 hay 5 khía, có năm gân, cạnh trơn, mọc so le, sắc xanh, sờ vào dam dáp, cuống dài.

Hoa đâm ở chỗ đốt cạnh cuống lá, cuống cùng dài, màu vàng ngà ngà rất đặc biệt, không giống hoa bầu, ngoài có như hai lá ốp vào 5 cánh hoa. Quả non dài 15 – 20 cm, phía đầu phía cuối nhọn thon, màu xanh lợt. Ngoài có gai mềm lúc chín già màu đỏ tươi rất đẹp; bổ đôi quả ra, thấy cái cùi dầy thịt màu vàng, trong có nhiều hạt xếp thành hàng dọc ( trên dưới 30 hạt), quanh hạt có màng nhầy mầu đỏ máu. Vỏ hạt rất cứng giống hình con ba ba, sắc đen, mình dẹt, trong hạt có nhân, giữa hai nhân có mậm, nhân ép thấy có mùi hôi, hạt cũng có hạt đực hạt cái.

Dưới đây là một số thông tin về cây Gấc:

  1. Tên khoa học: Tên khoa học của cây gấc là Momordica cochinchinensis.
  2. Họ: Cây gấc thuộc họ bầu bí có pháp danh khoa học là Cucurbitaceae.
  3. Chủng loại: Có hai chủng loại chính là Gấc nếp và Gấc tẻ.
  4. Đặc điểm sinh thái: Cây gấc là một loài cây thân leo lâu năm, chiều dài của cây có thể dài đến 15m. Cây được chia làm cây đực và cây cái riêng biệt.
  5. Quả: Quả gấc có hình tròn hoặc hơi thuôn, dài tầm 13cm với đường kính chừng 10cm với nhiều gai nhọn bên ngoài vỏ quả. Lúc còn non quả gấc sẽ có màu xanh, khi chín sẽ dần chuyển sang màu vàng, màu cam rồi màu đỏ.
  6. Thành phần hóa học: Trong quả gấc có thành phần beta-carotene và lycopene cao gấp 54 lần so với cà rốt và 200 lần so với cà chua.
  7. Mùa có hoa: Hoa gấc khi nở có màu vàng nhạt hoặc trắng. Mùa hoa gấc nở là vào tháng 6-8.
  8. Mùa quả chín: Mùa quả chín là vào tháng 10 – 11 âm lịch hoặc từ tháng 9 – 12 dương lịch.
  9. Phần làm thuốc: Nhân hạt, màng hạt, chất đỏ, lá và rễ, chất dầu.
  10. Phần ăn được: Quả non, lá non, chất đỏ trong quả.
  11. Bào chế và chế biến hạt gấc: Hạt gấc tươi đem sấy hoặc phơi khô sau đó bóc bỏ màng hạt ra riêng. Màng hạt sau khi được tách ra thì đem tán nhỏ rồi ép lấy dầu. Hạt gấc chín rửa thật sạch, để ráo, nướng trên than, đốt cho vỏ ngoài cháy thành than.
  12. Lá: Lá gấc nhẵn có hình chân vịt phân thành 3 – 5 dẻ, lá dài khoảng 8 – 18cm.. Lá non dùng làm rau, xào ăn hoặc nấu canh giúp nhuận tràng, bổ mát.
  13. Rễ: Dùng tươi hay khô, thái mỏng. Rễ gấc: chữa sán khí thiên trụy, các chứng phong thấp.
  14. Phân bố: Trên thế giới, cây gấc được trồng ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Philipin.

Dầu gấc và công dụng

  1. Lấy nhân hạt gấc, đồ nóng, đem ép lấy dầu, màu xanh phong được độ 52 – 55%. Một quả gấc nặng khoảng 1,5 kg, chứa 120g hạt, có thể ép ra được khoảng 60 – 70g dầu. Dầu này để làm dầu sơn hay là để đồ nhọt.
  2. Chọn quả chín, bỏ sạch cùi, lấy hạt và màng ngoài của hạt sấy cho se màng, bỏ màng, đồ ép lấy dầu, hoặc cất lấy dầu gấc. Dầu này dùng làm thuốc bổ.

Dầu gấc là một loại dầu được chiết tách từ quả gấc. Dầu gấc tinh khiết có chứa Beta Caroten 150 mg%, Lycopen, Vitamin E (Alphatocopherol 12 mg%), rất nhiều chất béo thực vật như Oleic 14,4%; Linoleic 14,7%; Stearic 7,69%; Palmatic 33,38%… và các vi chất rất cần thiết cho cơ thể con người.

Dầu gấc có nhiều công dụng trong cuộc sống và sức khỏe con người:

  • Dưỡng và làm đẹp da: Dầu gấc tốt cho da nhờ lượng beta-caroten (tiền vitamin A) cao hơn 1,8 lần so với dầu gan cá thu, cao gấp 15 lần so với cà rốt. Thành phần này vừa có tác dụng chống lão hóa mạnh đồng thời giúp làn da khỏe mạnh.
  • Phòng chữa khô mắt, thoái hóa hoàng điểm, giúp mắt sáng và khỏe.
  • Phòng chữa sạm da, nám da, mụn trứng cá, da khô, da nổi sần, chóc vảy.
  • Phòng chữa rụng tóc, làm tóc mềm mại.
  • Tăng sức đề kháng cho da, chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường cho da như nắng nóng, khói bụi, ô nhiễm.
  • Phòng chống lão hóa da, ngăn hiện tượng cháy nắng và gìn giữ làn da khỏe mạnh.
  • Phòng chữa, ngăn ngừa chứng viêm và phá hủy DNA trong các tế bào da khi tiếp xúc ánh nắng.
  • Kích thích sinh ra lớp mô mới, làm vết thương mau lành, chữa các vết bỏng, vết loét, nứt.
  • Ngăn ngừa tế bào ung thư.

Khí vị theo đông y của Gấc

  • Màng hạt và chất đỏ: vị ngọt tính ôn không độc.
  • Lá và rễ: vị đắng, tính hàn, không độc
  • Nhân: vị ngọt, hơi đắng, tính ôn hơi có độc.
  • Dầu ở nhân: vị đắng, đại hàn,có độc.

Công dụng của cây Gấc

Chất đỏ và màng hạt gấc

Hạt gấc có hình dẹp, màu đen, cứng, mép hạt có răng cưa. Hạt nằm bên trong quả được xếp thành hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu. Khi bóc lớp vỏ ngoài ra sẽ thấy một lớp vỏ cứng màu đen, quanh mép hạt có răng cưa tù và rộng. Hạt có đường kính chừng 25 – 35mm, dày khoảng 5 – 10mm.

Hình ảnh hạt Gấc chín đã được phơi khô và bóc màng đỏ.

Theo đông y, phàm thứ gì có màu đỏ và ngọt đều là hàm chất bổ huyết cả. Đem so chất đỏ này với chất đỏ của các quả khác thì chất đỏ quả gấc có nhiều chất bổ hơn.

Theo tây y thì nhận thấy dầu lấy ở màng hạt gấc có công dụng của sinh tố A, chủ yếu dùng trong bệnh chậm lớn, biến chứng về mắt ( khô mắt quáng gà), chữa các vết loét. Triệu chứng của sức kém chống đỡ bệnh tật của cơ thể, lên da non nhanh các vết bỏng, vết thương.

  1. Rễ gấc: chữa sán khí thiên trụy, các chứng phong thấp.
  2. Lá : lá non ăn được, lá bánh tẻ dùng chữa sốt nóng.
  3. Nhân hạt gấc: chuyên chữa tỳ vị, thông lợi đại trường, tiêu tích bang, trừ thấp thũng, tán huyết nóng, tiêu nhọt độc, chỉ đau, tiêu thũng.

Nhân và hạt Gấc

Chữa các bệnh gãy dập, sưng gãy, chữa trĩ, tràng nhạc, đau lưng, cam tích, đàn bà có mụn ở vú, làm tan quai bị, chữa cước khí, hạc tất phong, yết hầu, lỵ, cấm khẩu, chữa chó dại cắn.
Phân lượng của nhân: dùng từ 8 phân đến 1 lạng rưỡi.
Bảo quản: Lấy hạt già phơi thật khô để nơi khô ráo, chỉ nên để lâu trong một năm, dầu trong nhân không biến chất.
Mùa gây trồng: Trồng vào tháng giêng âm lịch, bằng hạt hay bằng cành. Trông bằng cành dâm thì chóng có quả hơn.

Hình ảnh quả Gấc chín, bên cạnh là hai nửa quả Gác chín được bổ đôi với rất nhiều hạt và màng đỏ bọc quanh hạt gấc.
Hình ảnh quả Gấc chín, bên cạnh là hai nửa quả Gác chín được bổ đôi với rất nhiều hạt và màng đỏ bọc quanh hạt gấc.

Nhân hạt gấc chữa được những bệnh gì:

  1. Chữa bệnh hoàng đản ( da vàng): dùng nhân hạt gấc mài với dấm thanh một chén, rồi uống, mỗi ngày một lần bao giờ đại tiện lợi là khỏi.
  2. Chữa sưng quai bị: dùng nhân hạt gấc mài với dấm thanh cho sền sệt, bôi vào chỗ sưng đỏ, khô lại bôi, vài ngày thì tan khỏi.
  3. Chữa trĩ: lấy nhân hạt gấc mài vào bát dấm thanh, lấy giấy bản tẩm thuốc ấy mà đắp vào, mỗi ngày 4 lần.
  4. Chữa răng sưng đau: dùng nhân hạt gấc mài với dấm thanh mà sát vào. Buổi sáng, trưa và trước khi đi ngủ.
  5. Chữa đau cổ, sưng cổ, yết hầu: dùng nhân hạt gấc mài với dấm thanh cho sền sệt, lây lông gà phết vào trong cổ họng, sẽ nôn ra đờm là khỏi.
  6. Chữa trường phong hạ huyết: lấy nhân hạt gấc, lấy củi dâu đốt tồn tính, để nguội, tán nhỏ, mỗi lần uống một đồng với rượu khi đói bụng( Bài ô kim tán – Phổ tế phương).
  7. Chữa trẻ con cam mắt: Dùng 3 nhân hột gấc đã lấy dầu rồi, 20g sáp ong, mỡ gà thiến. Cách chế: Mổ gà thiến lấy mỡ, cho 2 vị trên vào nấu cho thành cao. Cách dùng: lấy cao này phết vào tờ giấy bản trắng vừa đủ gián vào nơi mắt. Trong dùng 12g mạch nha, 4g nhân hạt gấc đã lấy dầu rồi, đánh vào trứng gà, nấu cho chín, đem cho trẻ con ăn, mỗi ngày một lần. Ba ngày sẽ khỏi.
  8. 8. Chữa trẻ con cam mắt mà mắt mờ không thấy vật gì: Dùng nhân hạt gấc đã chế rồi 8g. Hồ hoàng liên 4g. Hai vị tán nhỏ, dùng hồ viên bằng quả nhãn, bỏ vào trong trứng gà, hấp cơm cho chín, rồi cho trẻ ăn cả trứng.
  9. 9.Chữa trẻ con cam tích, bụng lớn da vàng, chân tay gầy còm: Dùng nhân hạt gấc nướng chín, bỏ vỏ ngoài 20g. Sử quân tử bỏ vỏ sao vàng 12g. Hai vị tán nhỏ cho vào với trứng gà đánh  lộn, đem hấp cơm cho chín, rồi cho trẻ con ăn một ngày một lần, ăn luôn ít lâu sẽ khỏi.
  10. 10. Cao tan ( Cao đại huyền). cao này chuyên chữa các thứ chốc, nhọt đinh độc, hậu bối… Công thức và phép nấu cao:  ba đậu 12g, bỏ vỏ đập hết dầu. Hạt gấc 12g, bỏ vỏ lấy nhân. Cành liễu, cành bồ kết, cành dâu, mỗi cành to bằng chiếc đũa, dài 70 cm, thái cho nhỏ, rồi lấy 1 kg dầu vừng nhào với các vị trên kia, bỏ vào nồi đồng ngâm một đêm, ngày hôm sau đem nấu, lửa phải cháy lom dom, chứ không để cháy to, khi thấy các vị thuốc đã thành sắc đen thì lấy lụa mà lọc bỏ bã, lấy nước đem canh lại thành cao. Muốn thử xem cao được chưa thì rỏ một giọt vào chậu nước, hễ thấy không tan ra là được. Đem bỏ cao vào lọ mà để vào một chậu nước, trong 3 ngày cho tan hết mùi lửa. Cứ phết cao lên trên giấy mà dán lên chỗ đau, chưa vỡ mủ, thì tiêu độc bớt đau, vỡ mủ rồi thì tiêu mủ lên da non rất nhanh. Bài thuốc dịt nhọt: lấy lá Hòe, nhân hạt gấc, dã nhỏ, trộn với dấm thanh, dịt vào tùy từng thứ nhọt, có cái vỡ ra, có cái tiêu đi. ( Nguyễn Văn Tố).
  11. 11. Chữa mụn phát sau lưng: Dùng năm cái nhân hạt gấc, 16g phèn chua, 16g muối trắng, 16g bồ kết ( bỏ hạt). Các vị tán nhỏ, viên với hồ bằng đầu ngón tay, sấy khô, để kín. Cách dùng: lấy một quả chuối tiêu, giã nhỏ vắt lấy nước cốt, lấy 1 viên thuốc trên mài vào, đem đổ vào chỗ mụn, ngày 4 – 5 lần. Dùng luôn sẽ tiêu hết. (Lê Văn Lộc).
  12. 12. Chữa lỵ cấm khẩu: Lấy 6 cái nhân hạt gấc, giã cho nhuyễn như bùn, chia làm 2 phần, dùng cái bánh dầy, cũng cắt ra làm 2, mỗi nửa bánh nhét vào giữa một phần thuốc và rồi đem nướng, ngay lúc đang nóng, rịt ngay trên rốn người bệnh, độ nửa giờ lại thay nửa khác, bệnh lỵ sẽ khỏi.
  13. 13. Chữa đầu gối sưng đau ( Hạc tất phong): Đầu gối sưng to, đau bắp thịt, ống chân bé lại: Đào rễ gấc ( kiêng sắt) rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nược lọc trong, đổ vào chai, nút kỹ. Khi dùng phải hâm nóng, hòa ít đường cát vào mà uống, còn bã thì hòa với một nắm lá cây vòi voi, rồi chưng với rượu đem bóp chỗ đầu gối và chân, ít lần là khỏi, mỗi ngày một lần. Bài này chữa được cả bệnh cước khí. Bài nữa: Vỏ cây gạo tươi, bỏ vỏ, đất một nắm. Rễ cây gấc tươi, bỏ vỏ, đất một nắm. Hai thứ trên giã nát ra, chưng với rượu cho nóng, đem ra đắp vào chỗ đau, rồi lấy vải buộc chặt, làm mỗi ngày một lần, ít ngày sẽ tan khỏi. (Thiện đình)
  14. 14. Chữa người có khối tích sinh ra cơn sốt rét: Chế thường sơn 1 lạng. Binh lang 1 lạng Mộc miết tử nướng chín, bỏ vỏ 3 lạng. Xuyên sơn giáp sao rượu 2 lạng.Các vị tán nhỏ lấy nhục ô mai giã nhuyễn làm hoàn bằng hạt đậu bạc, người mạnh một lần uống 10 viên, người yếu 4 – 5 viên, dùng rượu làm thang. Mỗi ngày 2 lần, uống thấy khỏi thì thôi.
  15. 15. Chữa người trong bụng có hòn bang: Nhân hạt gấc nướng chín 5 lạng. Lấy bầu dục lợn 1 cái, bỏ váng mỡ, nướng cho chín. Hoàng liên 3 lạng. Các vị tán nhỏ luyện làm hoàn bằng hột đậu xanh. Mỗi lần uống 30 viên, nước chè làm thang. Ngày 2 lần.
  16. 16. Chữa bệnh ngã nước giáng hỏa ( Bài thuốc của Campuchia) Rau muống, lá gấc, cành và lá cây xoan đậu. Ba thứ bằng nhau đem giã nát, cho thêm ít nước để làm thành miếng cao đắp vào ngực khi tức ngực, hay dịt vào trán khi choáng váng.
  17. 17. Chữa người mới bị chó dại cắn chưa lên cơn: Nhân hột gấc với hồng hoàng. Hai thứ bằng nhau, tán nhỏ, làm viên bằng hạt đậu đen, nuốt mỗi lần 10 -11 viên, mỗi ngày 1 lần, uống độ 10 ngày là 100 viên là khỏi, không lên cơn nữa. Bài này của cụ Hồ Quỳnh, người huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An, cụ đã chữa nhiều người khỏi. Cụ cũng là một danh y ở Nghệ An, cụ mất năm 1945.

Cách trồng và chăm sóc cây Gấc

Dưới đây là một số hướng dẫn về cách trồng và chăm sóc cây Gấc:

  • Chọn đất trồng, đào hố và bón lót: Để có năng suất cao nên chọn đất tốt (đất phù sa), thoát nước. Cuốc xới để ủ nơi định trồng với khoảnh đất khoảng 1m2, sâu độ khoảng 40-60 cm.
  • Thời vụ trồng:
    Miền Bắc: Nên trồng vào tháng 2-3 dương lịch.
    Miền Nam & Tây Nguyên: Trồng gấc vào đầu mùa mưa, tại những nơi đất ẩm, gần chỗ tưới tiêu để thuận tiện hơn.
  • Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: Cần tưới nước 1- 2 lần/ ngày để tạo độ ẩm thích hợp cho cây phát triển3. Trong vòng 1 tuần đầu tiên cây sẽ phát triển mạnh nên dùng bạt che nhằm tạo bóng râm cho cây. Nên bón phân chuồng hoai mục và phân hỗn hợp NPK vào gốc cây 4 tuần một lần sẽ giúp cho cây phát triển mạnh và tạo ra quả to chất lượng.
  • Cách trồng bằng giâm cành: Giâm cành sẽ giúp cây nhanh lớn và cho thu hoạch nhanh hơn. Khi trồng gấc chọn Đông trùng hạ thảo và cắt thành từng khúc dài khoảng 40 cm. Với mỗi lần cắt bạn nên có 2-3 nút thắt hoặc nhiều hơn. Sau đó bạn quét vôi vào hai đầu của dây gấc cũ rồi đặt hom vào thùng có chứa đất, mùn cưa, phân trộn, trấu. Chú ý cắm quả gấc xuống đất khoảng 10 cm và đặt nằm nghiêng. Dùng tay ấn xung quanh phần đế cho chặt, sau đó phần trên của cạnh hướng lên trên. Trong quá trình cắt cần để nơi thoáng mát và giữ ẩm thường xuyên cho đất.
  • Cách trồng bằng hạt: Hạt gấc sau khi sử dụng thì có thể đem trồng, một cách đơn giản là đem ngâm hạt gấc vào trong nước ấm khoảng 40 độ khoảng 2 tiếng, sau đó đem gieo vào trong đất với độ sâu không quá 15cm. Đặt khay gieo ở khu vực thoáng mát và tưới nước giữ ẩm cho khay gieo. Chỉ khoảng 1 tuần là hạt sẽ nảy mầm.  Gấc có lẽ là loại cây duy nhất mà hạt gấc sau khi nấu chín vẫn có thể dùng để trồng và lên thành cây. Nên nhớ vỏ của hạt Gấc rất dày, nên sau khi dùng chín như là đồ xôi, ta vẫn có thể ăn cùi của hạt gấc sau đó lấy hạt màu đen đó dem trồng.
  • Thiết kế giàn leo cho gấc: Gấc là loại cây leo nên cần có giàn để cây leo lên. Đối với mô hình trồng gấc trong chậu ở quy mô hộ gia đình, bạn có thể tận dụng đất, trồng gấc ngay sát cạnh rào, bên cạnh gốc cây đa, tại bờ ao hoặc gốc bờ tre… hay những cây nào đó làm cộc cho gấc có thể leo cao. Đối với cách trồng gấc theo quy mô lớn, bạn cần chọn lựa địa điểm, chọn đất có điều kiện thuận tiện và thiết kế giàn cho gấc leo.

Cây gấc, còn được gọi là cây quả đỏ, là một loại cây thân thảo dây leo có nguồn gốc từ Việt Nam và được trồng rộng rãi ở Đông Nam Á. Cây Gấc thuộc họ bầu bí, chi mướp đắng, có thể cao tới 15 mét và có lá hình tim và quả màu xanh và chuyển thành đỏ tươi khi chín. Quả gấc chứa nhiều vitamin A và carotenoid, đặc biệt là lycopene, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và giảm nguy cơ ung thư da. Ngoài ra, quả gấc còn được sử dụng trong nhiều món ăn và thức uống truyền thống ở Đông Nam Á, như món xôi gấc, nước ép gấc, rượu gấc, bánh gấc, và nhiều món ăn khác.

Chữa “tóc bạc sớm” không khó