Cây Kim Ngân Hoa (Lonicera japoniea Thunb)

Hình ảnh một chùm hoa của cây kim ngân

Tên gọi khác: Dây kim ngân, Nhẫn đông đằng.

Tên khoa học: Lonicera japoniea Thunb

Họ Kim ngân (Caprifoliaceae)

 Mô tả thực vật:

Dây leo bằng thân quấn, phân nhiều cánh, thân nhẵn vươn dài có thể hơn chục mét. Cành non thì màu xanh thẫm, già thì ngả mầu đỏ nhạt. Lá mọc, đối cuống ngắn, phiến lá hình trứng dài, đầu hơi nhọn, phía cuống tròn: Cả hai mặt điều phủ lông nhung màu trắng. Vào mùa hè, hoa mọc từng đôi một ở mỗi kẽ lá, 2 bên mọc 4 hoa. Hoa hình ống xẻ 2 môi, lúc đầu màu trắng như bạc, sau biến đổi sang màu vàng như vàng thật, nên có tên là Kim Ngân hoa ( hoa vàng bạc). Quả hình cầu, khi chín màu đen. Cây này chiụ được rét  khăt khe mua đông không bị tàn lụi, nên lại có tên là Nhẫn đông đẳng.

Phân bố

Dây Kim ngân có nhiều loại, mọc hoang ở cạnh dòng nước khe suối rừng núi. Nay ta thường trồng làm cảnh, vừa làm giàn leo để che nắng. Trồng vào mùa xuân hay mùa thu. Đào một hốc con bên sân hay dùng một thùng đất mà trồng; Cắt những cành không già không non, dài từng 50-60 cm, khoanh tròn vùi suống đất, để chừa đoạn ngọn, tưới nước điều cho cây sinh rễ,  sống và nảy mầm. Sau một năm có  thể bắt đầu thu hoạch. Hái hoa vào lúc chớm nở, hay cành lá  thu hái quanh năm phơi khô làm thuốc.

 Công dụng:

Dây Kim Ngân có vị ngọt hơi đắng, tính mát, vào Tâm Phế, Vị, thanh nhiệt giải nhiệt giải độc, chữa mụn nhọt lở ngứa. Hoa dùng 8-20g , cánh lá: 12-30 g sắc uống hay phơi hợp với các vị khác.

– Chữa cảm sốt mới phát sốt phát ban, hay nổi mẩn, lên sởi : Dây lá kim ngân 30g, lá Dâu tằm (bánh tẻ) 20g, sắc uống.

_ Diệt nọc sởi : Kim ngân hoa và Rau dấp cá sao qua diều 10g sắc uống.

_  Chữa trẻ em mụn nhọt lở ngứa, đơn độc sưng tấy,  hay phụ nữ viêm tử cung âm đạo: Cành lá Kim ngân 30g, Bồ công anh và huyền sâm (hay Cỏ nhọ nồi) điều 15g sắc uống.

_ Nếu tử cung, âm đạo lở ngứa thì nấu nước lá Nhội ngâm rửa. (cây nhội được trồng ở Hà nội 2 bên dọc đường để lấy bóng mát hay mọc hoang ở miền núi, là cây lấy gỗ, lá gồm 3 lá chét hình trứng đầu nhọn có răng cưa, lá non cũng được hái ăn gỏi ca, quả nhỏ mọc thành chùm vị chua chát, trẻ hay hái ăn và cũng gọi là quả cơm ngội

Lưu ý các bài thuốc dân gian được giới thiệu trong bài viết này được chép lại từ các sách y học cổ truyền. KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý SỬ DỤNG KHI CHƯA CÓ Ý KIẾN CỦA BÁC SỸ hoặc các chuyên gia y học. Chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm gì nếu các bạn tự ý làm theo.
Bảng trọng lượng bình thường đối chiếu với tuổi