Phân biệt Sâm cau và Bồng bồng chính xác nhất

Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau gồm hai loài: Sâm cau và sâm cau lá lớn. Hôm nay, tôi chỉ bàn về sâm cau.

Sâm cau, còn được gọi là ngải cau, cồ nốc lan, nam sáng ton, tiên mao, soọng ca, thài léng, là một loại cây thân thảo, sống nhiều năm, có chiều cao từ 20 – 30cm. Loài này thuộc họ Hypoxidaceae. Sâm cau có thể phát triển tốt trong điều kiện ẩm ướt và đất dồi dào dinh dưỡng. Loài thực vật này ưa ánh sáng nhưng vẫn có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện bóng râm, ánh sáng không quá mạnh. Cây thường mọc trên đất màu mỡ, ven nương rẫy, chân núi đá vôi. Sâm cau phân bố chủ yếu ở Lào, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và một số tỉnh phía nam của Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây này chủ yếu được trồng ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc như Lai Châu, Tuyên Quang và Cao Bằng.

Sâm cau có tác dụng bổ thận, trị cao huyết áp, tê thấp, ỉa chảy, kích dục. Rễ cây Sâm cau có chất Curculigin A giúp kích thích ham muốn tình dục mạnh, tăng tần suất, thời gian quan hệ, tăng sinh tinh gần 2 lần. Ngoài ra, thân và rễ Sâm Cau có nhóm chất cycloartan triterpen saponin làm tăng khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone, chống co thắt, làm thư giãn cơ, tăng cường hoạt động của tế bào Leydig của tinh hoàn – nơi sản xuất ra testosterone trong cơ thể làm tăng nồng độ testosterone một cách tự nhiên.

Bồng bồng
Bồng bồng thường bị nhầm lẫn với sâm cau
  1. Tên khoa học: Curculigo orchioides
  2. Tên gọi khác: Ngải cau, cồ nốc lan
  3. Họ: Tỏi voi lùn.
  4. Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao 30cm.
  5. Phân bố: Mọc hoang trên các đồi cỏ ven rừng, ven suối.
Sâm cau
Sâm cau giúp bổ thận, tráng dương vô cùng hiệu quả

Bộ phận dùng: Chỉ sử dụng thân rễ, thường gọi là tiên mao. Đào củ về, rửa sạch, ngâm nước vo gạo để khử độc rồi phơi khô. Rễ thường mọc thẳng nên ít có tua. Màu nâu sậm.

Sâm cau
Sâm cau

Tác dụng, công dụng: Vị cay, tính ấm, hơi có độc. Có tác dụng bổ thận, tráng dương, ôn trung táo thấp, tán ứ trừ tê, tráng gân cốt.

Vùng trồng sâm Cau
Vùng trồng sâm Cau

Đơn thuốc:

  • Chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, bên nữ tử cung lạnh: Sâm cau: 6g, thục địa, Ba kích, Phá cố chỉ, Hồ đào nhục mỗi vị 8g, hồi hương 4g sắc uống.
  • Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược: Sâm cau 50g, ngâm trong 150ml rượu trắng trong vòng 7 ngày, dùng uống hằng ngày trước 2 bữa ăn chính.

Cây Bồng Bồng

Cây Bồng Bồng, còn được biết đến với các tên gọi như Bàng biển, Nam tỳ bà, hoặc Cây lá hen, không chỉ mang lại giá trị làm cảnh, mà còn được ưa chuộng với công dụng chữa bệnh đa dạng. Với chiều cao trung bình từ 5 đến 7m, và có thể lên đến 8m khi sinh trưởng trong rừng, cây này được phủ bởi một lớp lông mềm màu trắng. Lá cây thuôn dài khoảng 15-20cm, mọc đối xứng hai bên và có nhiều lông bám ở kẽ lá.

Hoa của cây Bồng Bồng núi nở quanh năm, đặc biệt rộ nhanh nhất vào tháng 12 đến tháng 1 hàng năm. Quả của cây chia thành hai phần, bên trong chứa nhiều hạt có kích thước khác nhau, có thể dài tới 2cm và được bao phủ bởi lông mềm. Tất cả các bộ phận của cây đều được biết đến với khả năng chữa bệnh, với vị đắng, hơi chát và tính mát, giúp tiêu độc, tiêu đờm, giảm nghẹt và trị ho.

Ở một số vùng dân tộc thiểu số như huyện miền núi Yên Lập, Thanh Sơn, Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ, việc trồng cây Bồng Bồng đã trở thành một tập quán phổ biến. Hoa của cây được sử dụng để nấu canh tôm, tạo nên một món ăn đặc sản, đậm chất quê hương, được nhiều người ưa chuộng.

Bồng bồng

Ảnh: Cây bồng bồng

  1. Tên khoa học: Draceaena angustfolia
  2. Tên gọi khác: Phất dũ sậy, phất dũ lá hẹp, phú quý, bánh tét.
  3. Họ: Bồng bồng.
  4. Mô tả: Cây thảo, sống dai, cao 1 – 3m.
  5. Phân bố: Mọc dưới tán rừng, ven suối trong rừng. Cũng được trồng trong vườn. Nhân giống bằng giâm cành.
  6. Bộ phận dùng: Rễ, lá, hoa.
  7. Tác dụng, công dụng: Rễ có vị ngọt, nhạt, tính hàn, có tác dụng chỉ huyết. Cụm hoa non ăn được, rễ nghiền lẫn với chất thơm khác làm hương thơm. Nước sắc lá dùng chữa lỵ, bạch đới và bệnh lậu.

Kinh nghiệm dùng rễ và hoa trị lỵ ra máu. Lá giã nát lấy nước để nhuộm xanh bánh đúc.

SÂM CAU BỒNG BỒNG
Tên khoa học Curculigo orchioides Draceaena angustfolia
Họ Tỏi voi lùn Bồng bồng
Tên gọi khác Ngải cau, cồ nốc lan Phất dũ sậy. phát dũ lá hẹp, phú quý
Mô tả Cao 30cm 80cm
Rễ Màu nâu sậm.

Ít tua nhỏ, rễ đâm thẳng ăn sâu

Màu hồng.

Rễ bò xung quanh gốc chính.

Bộ phận sử dụng Chỉ sử dụng thân rễ Sử dụng cả lá, hoa, rễ
Tác dụng, công dụng Tăng khả năng sản xuất nội tiết tố nam – testosterone.

–         Chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương

–         Bên nữ chữa đái đục.

–         Bổ thận tráng dương, ôn trung táo thấp

–         Tán ứ trì trệ.

–         Tráng gân cốt.

Không có khả năng sản xuất nội tiết tố nam. Có tác dụng chống viêm, giảm đau.

–         Cụm hoa non ăn được

–         Rễ sử dụng làm hương thơm

–         Nước sắc lá chữa lỵ, bạch đới, lậu.

–         Hoa sao vàng sắc đặc trị hen.

–         Lá giã nát, vắt lấy nước nhuộm xanh bánh đúc.

Lưu ý các bài thuốc dân gian được giới thiệu trong bài viết này được chép lại từ các sách y học cổ truyền. KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý SỬ DỤNG KHI CHƯA CÓ Ý KIẾN CỦA BÁC SỸ hoặc các chuyên gia y học. Chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm gì nếu các bạn tự ý làm theo.
Các bệnh do thiếu chất bổ dưỡng ở trẻ em (Phần 2)