Cây Đơn Gối Hạc (Lceea Rubra BL)

Đơn gối hạc

Tên thường gọi: Cây mùn, Củ rối (miền nam). Mạy chia ( tày). Co còn ma (thái).

Họ Gối hạc ( Leeaceae)

 Mô tả thực vật:

Cây nhỏ cao 1-1.5m. Thân có rãnh dọc và phình ở mấu (mắt) giống như đầu gối con chim hạc có sắc đỏ. Rễ củ màu hồng, hơi vàng nhạt. lá kép lông chim 2.3 lần, mọc so le, phiến lá chét hình trứng nhọn gốc tròn, mép có răng cưa to. Hoa màu tía mọc thành ngù ở đầu cành. quả khi chín có màu đen 4-6 hạt.

Cây mọc hoang ở đồi núi va nhiều nơi ở hành rào. Hoặc cũng được trồng bằng giâm cành. Rễ thu hái vào hè thu.

  Công dụng:

Đơn gối hạc vị đắng ngọt tính mát, được nhân dân ta dùng làm thuốc tiêu sưng thông huyết như vị Xích thược.

Chữa sưng tấy, đơn bắp chuối, hay phong thấp sưng đầu gối dùng 10-50g săc uống, hoặc phối hợp với các vị khác : Đơn gối hạc 30g. cỏ xước, ngưu  tất, rễ Gấc Tỳ giải mỗi vị 15g cùng sắc uống.

Lưu ý các bài thuốc dân gian được giới thiệu trong bài viết này được chép lại từ các sách y học cổ truyền. KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý SỬ DỤNG KHI CHƯA CÓ Ý KIẾN CỦA BÁC SỸ hoặc các chuyên gia y học. Chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm gì nếu các bạn tự ý làm theo.
Hương nhu tía (Ocimum Sanctum)