Hướng dẫn cách trồng Na rừng đạt hiệu quả cao

Na rừng

* Tên khoa học: Kadsura coccinea (Lem.)

* Họ Ngũ vị – Schisandraceae.

* Tên khác: dây chua cùm, nắm cơm, đại toản, pằn mạ (Tày), na leo, dây răng ngựa.

* Bộ phận dùng: quả, rễ, thân, lá – Fructus, Radix, Caulis  et Folium Kadsurae.

* Thành phần hóa học:

* Công dụng: quả ăn được, quả rang lên làm thuốc an thần gây ngủ, rễ dùng trị: viêm ruột mãn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng; Phong thấp, đau xương, đòn ngã ứ đau; đau bụng trước khi hành kinh, sản hậu ứ đau; đau bụng trước  khi hành kinh, sản hậu ứ đau, sưng vú. Hạt na rừng đôi khi được dùng thay thế ngũ vị tử bắc.

Dân gian cũng thường dùng vỏ thân, vỏ rễ, làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa, giảm đau.

Ở Trung Quốc , thân và rễ cây na rừng được dùng chữa phong thấp tê đau, viêm loét dạ dầy- tá tràng, đau bụng kinh, đau bụng sau khi đẻ. Quả na rừng chữa thận hư – đau lưng,  ho, viêm họng, viêm phế quản, thần kinh suy nhược. Rễ na rừng, oai diệp tử lan, hồ tiêu, các vị lượng vừa đủ, ngâm rượu uống chữa đau bụng kinh.

Na rừng thuộc loài thân leo cuấn, thường xanh, ưa khí hậu ẩm mát đặc biệt ở vùng nhiệt đới núi cao, nhiệt độ không khí trung bình từ 18 –  22oC. Cây ưa sáng, hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng hay rừng núi đá vôi. Cây ra hoa quả hàng năm nhưng số lượng quả trên cây không nhiều. Quả chín thường bị chim, sóc ăn rồi theo phân của chúng rồi phân tán khắp nơi. Sau khi cây bị chặt, phần còn lại tái sinh khỏe. Ở rừng, mọc gần đường đi nên hay bị chặt phá, số cành non nhiều( Ước tính dưới 1 năm tuổi) nên  không thấy có  hoa quả.

Hướng dẫn cách trồng

  1. Giống

Nhân giống bằng hạt hoặc bằng cành giâm. Làm giống bằng gieo hạt hoặc ươm cành qua vườn ươm vào tháng 9 – 10, trồng vào mùa xuân tháng 2 – 3.

2. Đất

Trọn đất tơi xốp nhiều mùn, giữ ẩm tốt và thoát nước tốt.

Có thể trồng thẳng hoặc lên luống cao 20 – 25cm, rộng 60 70cm. Bón lót bằng phân chuồng hoai mục với lượng 10 – 15 tấn/ha.

3. Cách trồng, chăm sóc

Trồng cây con với khoảng cách 1 x 1m một cây.

Khi cây con mọc mầm dài tầm 25 – 30 cm, cần cắm cọc hoặc làm giàn cho dây leo.

Trong thời kỳ cây phát triển mạnh, cần bón thúc cho cây bằng phân chuồng, nước giải, đạm pha loãng vào gốc cây.

Trước mùa hoa ( tháng 5 – 6) cần bón bổ sung phân kali, để cây ra hoa đậu quả được nhiều.

4. Thu hoạch

Thu quả vào tháng 8 – 9.

Thân rễ, vỏ có thể thu hái quanh năm.

Có thể bạn cũng muốn đọc:
Kỹ Thuật Trồng Cây Thiên Môn Đông