8 vùng tập trung phát triển cây dược liệu

10

Cụ thể, 8 vùng dược liệu trọng điểm của Việt Nam bao gồm Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. 8 vùng trồng dược liệu cũng trùng khớp với cách phân chia địa lý của Việt Nam theo yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng và sinh thái. Điều này tạo điều kiện cho việc quản lý cũng như sản xuất, quy hoạch các vùng trồng dược liệu. Có thể thấy, với quyết định này, mỗi vùng miền, tùy theo điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và sinh thái, sẽ phát triển những loại cây dược liệu riêng biệt, hoặc trùng nhau, có thể phát triển ở quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường.

 

Vườn trồng Dây Thìa Canh của công ty La Hiên
Dây thìa canh hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Có thể kể ra đây, vùng núi cao có khí hậu á nhiệt đới gồm Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Sìn Hồ) và Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ) sẽ phát triển trồng 13 loài dược liệu bao gồm Bình vôi, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn và Actisô, Đỗ trọng, Độc hoạt, Đương quy, Tam thất… với diện tích 2.250 ha.
Mô hình phát triển cây dược liệu Actiso giúp đời sống của bà con huyện Quảng Bạ (Hà Giang) ấm no hơn.

Vùng núi trung bình có khí hậu á nhiệt đới gồm Lào Cai (Bắc Hà), Sơn La (Mộc Châu) và Lâm Đồng (Đà Lạt) sẽ phát triển trồng 12 loài dược liệu, trong đó ưu tiên phát triển các loài Bạch truật, Đỗ trọng và Actisô,….

Vùng trung du miền núi Bắc Bộ gồm Bắc Giang, Yên Bái, Quảng Ninh, Lạng Sơn phát triển trồng 16 loài dược liệu với diện tích 4.600 ha; vùng Đồng bằng sông Hồng gồm Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định và Thái Bình phát triển trồng 20 loài dược liệu với diện tích 6.400 ha…

Hình ảnh Dây thìa canh
Dây thìa canh là một loại cây thảo mọc như dây leo, có chiều cao khoảng 6-10m và thường có nhựa mủ trắng. Thân của cây có lỗ bên trong, với đường kính khoảng 3mm, và được chia thành các đốt dài khoảng 8-12cm. Lá của cây có kích thước khoảng 6-7cm theo chiều dài và 2,5-5cm theo chiều rộng, có hình dạng giống như quả trứng ngược, làm cho cây trông đặc biệt.

Trong rất nhiều loại dược liệu, Việt Nam phấn đấu quy hoạch phát triển 54 loài dược liệu thế mạnh của 8 vùng sinh thái phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây thuốc để đến năm 2020 đáp ứng được 60% và đến năm 2030 là 80% tổng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước, tăng cường khả năng xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước.

Có thể thấy, tầm quan trọng của cây dược liệu trong việc phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân, phấn đấu phát triển cây dược liệu thành một ngành sản xuất hàng hóa, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu, chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ, nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới.

8 vùng tập trung trồng dược liệu tại Việt Nam sẽ giúp công tác quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên dược liệu, phục vụ cho mục tiêu phát triển y tế và kinh tế được tốt hơn. Bên cạnh đó, công tác bảo hộ, bảo tồn và phát triển nguồn gien dược liệu quý, có giá trị, hướng tới việc giữ gìn, phát huy và tăng cường bảo hộ vốn tri thức truyền thống về sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc được nâng cao hơn.

Nước ta có tài nguyên cây thuốc rất phong phú, Nhưng thời gian qua, việc khai thác bừa bãi, không bảo tồn hợp lý đã và đang làm cho nguồn tài nguyên quý giá này ngày một cạn kiệt, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. Do đó, đã đến lúc cần phải có một chiến lược khai thác, nuôi trồng và chế biến hợp lý… mới có thể phát huy giá trị của nguồn tài nguyên quý báu này trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Và việc phát triển 8 vùng tập trung trồng dược liệu tại Việt Nam là một nỗ lực trong số đó